BRC là gì?
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đây là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này, thay vì chỉ kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC doanh nghiệp phải kiểm doát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.
Đối tượng cần chứng nhận BRC
Chứng nhận BRC cần cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp như cơ sở, công ty, nhà máy, sản xuất, chế biến, kinh doanh hoặc đóng gói thực phẩm (thủy sản, rau củ quả, nước uống, rượu, bia, dầu ăn,…)
Tiêu chuẩn không áp dụng cho các hoat động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty.
Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm.
Các phần trong tiêu chuẩn BRC
BRC gồm 7 phần:
1. Cam kết: Cam kết từ cấp cao để phát triển liên tục
2. Hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP
3. Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001
4. Tiêu chuẩn nhà xưởng: Cách bố trí, bảo trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và quản lý nguồn chất thải một cách có hệ thống
5. Kiểm soát sản phẩm: Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm
6. Quy trình kiểm soát: Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ
7. Nhân viên: Nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo hộ, vệ sinh cá nhân, giấy khám sức khỏe, huấn luyện, đào tạo.
Lợi ích khi có chứng nhận BRC
– Đảm bảo ATTP và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
– Tạo niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
– Nâng cao uy tín, hình ảnh công ty vì sản phẩm của công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc.
– Tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.
– Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới. Đặc biệt là thị trường EU và Anh.
– Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp (vì chủ động được nguồn nguyên liệu)
– Cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng.